Tết xong, trường học, trung tâm dạy Anh văn, robot… cho Pingu Ken nghỉ tránh dịch cúm Vũ Hán, hai đứa chỉ học ở Trung tâm Bồi dưỡng Kỹ năng sống và trường tư thục tiểu học có 2 học viên của ngoại. Từ người sáng lập kiêm giáo viên, khi Pingu lên lớp 6, ngoại giữ chức giám thị và trong mùa dịch, mẹ Đăng làm việc ở nhà thì ngoại xuống làm tạp vụ chuyên lo nước uống cho mọi người.
Thời gian đầu mới nghỉ học, VUS và Yola có chương trình dạy online (dạy trực tuyến hay dạy qua mạng), chừng 1 tháng thì hết khóa. Khóa mới được giảm 20% nhưng phụ huynh không muốn ghi danh vì học Anh văn thời nay phải lồng trò chơi, chia nhóm, thuyết trình, đóng kịch đủ các kiểu nên lớp của Pingu còn 1/3 sĩ số; lớp Ken phải ngưng chờ cho đủ người.
Pingu học lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa, nhà trường dạy trực tuyến chuyên nghiệp: bài giảng đến bài học; trắc nghiệm hay tự luận đều có; học đủ các môn, kể cả thể dục:
-Mỗi ngày, các em tập nhảy 50 cái không vấp.
Buổi tối, ba Hài bước chân vô nhà, xoa cồn xong, lấy trong cặp lấy xấp bài in cho Pingu:
-Nè ông trời con. Ráng học nghe chưa.
Thầy hướng dẫn của Pingu còn trẻ, thầy hẹn giờ cho học sinh học toán. Cả lớp như cái chợ vỡ hỏi thăm nhau:
-Mấy đứa nói đủ chưa. Thôi yên lặng.
Pingu vào giờ học, cả nhà giữ im lặng hơn khi mẹ Đăng với dì Thư họp với sếp. Chỉ nghe tiếng động, Pingu ngước đôi mắt một mí lên và đưa ngón tay lên miệng. Ken lẩm bẩm:
-Mệt chết được.
Một hôm mẹ Đăng khám phá màn hình laptop của Pingu chỉ có hình của thầy:
-Sao con không mở camera của con
-Dạ. Thầy không yêu cầu.
-Không được. Thầy thấy con, thấy mới biết con có hiểu bài hay không. Bộ thầy không thắc mắc sao.
-Dạ có nhưng con nói thầy: máy con hư, ba con chưa sửa,
-Úi! Pingu biết nói xạo.
Hôm sau, Pingu thay chiếc áo đi chơi ngồi học, dì Thư than:
-Pingu của dì lớn rồi.
Trường tiểu học Đặng Thùy Trâm của Ken nằm trên đường Trần Xuân Soạn nhìn ra bờ kè kinh Tẻ hiền hòa, có chợ nổi bán hoa Tết mỗi năm. Học sinh đủ mọi thành phần
“Bà nội bạn Tuấn Anh tâm sự :
-Mẹ nó bỏ đi khi nó mới 18 tháng, giờ không biết ở nơi nào. Ba nó cũng đã lấy vợ rồi. Nó ờ với tui từ nhỏ. Hai bà cháu hủ hỉ với nhau.
Bà bùi ngùi:
- Giờ tui cỏn sống Tuấn Anh dựa vào tui, tui mất đi, thì tội cho nó, đâu ai có trách nhiệm phải nuôi. Mà nó cũng biết điều đó, nó quanh quẩn bên tôi không rời nửa bước , nó sợ tui bỏ nó. Mỗi lần tui đi chợ, nó ra cửa trông. Tan trường nó nhìn quanh quất thấy tui mới an tâm.
-Mẹ nó bỏ đi khi nó mới 18 tháng, giờ không biết ở nơi nào. Ba nó cũng đã lấy vợ rồi. Nó ờ với tui từ nhỏ. Hai bà cháu hủ hỉ với nhau.
Bà bùi ngùi:
- Giờ tui cỏn sống Tuấn Anh dựa vào tui, tui mất đi, thì tội cho nó, đâu ai có trách nhiệm phải nuôi. Mà nó cũng biết điều đó, nó quanh quẩn bên tôi không rời nửa bước , nó sợ tui bỏ nó. Mỗi lần tui đi chợ, nó ra cửa trông. Tan trường nó nhìn quanh quất thấy tui mới an tâm.
Bên trái của Ken là bạn Quốc Thái, bà nội cuả bạn già và lam lũ so với bà Tuấn Anh. Bà góp lời:
-Mẹ nó cũng bỏ tụi nó đi rồi. Anh em nó tới 3 đứa . Đứa đầu học lớp 7, đứa sau lớp 4 rồi tới nó. Ba nó làm quần quật cả ngày”.
-Mẹ nó cũng bỏ tụi nó đi rồi. Anh em nó tới 3 đứa . Đứa đầu học lớp 7, đứa sau lớp 4 rồi tới nó. Ba nó làm quần quật cả ngày”.
Trước tết, vào học kỳ II, cô giáo dặn đem hết sách vở lên lớp kiểm tra và để lại trường khỏi xách về nhà. Giờ trường đóng cửa, học trò không ra khỏi nhà:
-Cô ơi, con không có sách để ôn bài.
Biết không phải nhà nào cũng có máy vi tính, cô giáo dặn học sinh học qua điện thoại vào 8 giờ tối thứ 7 vì lúc đó phụ huynh mới đi làm về, cho con mượn điện thoại.
Lớp học của Ken y như trại tạm cư: bạn cầm tô cơm, bạn nằm trên giường, Ken đòi đeo khẩu trang ngồi trước máy….lộn xộn vậy mà cũng chưa được nửa lớp.
Không biết các em lớp 1,2 học trực tuyến ra sao: ai cầm tay rèn viết, lắng tai nghe từng em đánh vần. Qua mùa dịch Corona chắc đến mùa chống mù chữ hoặc tái mù. Giờ mới thấm thía câu: Không thầy đố mày làm nên!
10.4.2020
No comments:
Post a Comment